Chiến tranh Việt Nam đã thành quá khứ, nhiều vết thương được hàn gắn, nhưng những ký ức về chiến tranh không thể nhạt phai đối với những người đã từng có mặt trong cuộc chiến tranh. Dù chiến tranh đã qua, nhưng các nhà làm phim tài liệu nước ngoài vẫn luôn có cảm hứng về đề tài chiến tranh Việt Nam với nhiều góc độ…
Nhà báo Boerries Gallasch luôn dấn thân vào những điểm nóng, là một trong ít ỏi phóng viên chiến tranh có mặt tại Dinh Độc Lập sáng 30/4/1975 chứng kiến giờ khắc thay đổi của lịch sử Việt Nam - Ảnh: Alice Kelley Gallasch (vợ PV Gallasch) cung cấp |
Từ năm 1945 - 1975, toàn khu vực Đông Dương bị tàn phá bởi một trong những cuộc chiến tranh dài nhất và cay đắng nhất của thế kỷ XX. Riêng cuộc chiến tranh tại Việt Nam đã lôi kéo sự tham chiến của hàng triệu người Việt Nam và quân nhân Pháp, Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Anh..., gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của thường dân.
Chiến tranh với Mỹ từ năm 1954- 1975 ở Việt Nam là cuộc chiến có số thương vong và thiệt hại lớn nhất. Và có thể nói, đó là sự "thể nghiệm" tất cả các học thuyết và chiến lược chiến tranh mà Mỹ áp dụng tại Việt Nam. "Battlefied Vietnam"- Chiến trường Việt Nam - (của Hãng BBC- PBS làm trong series phim truyền hình về "chiến trường") sản xuất năm 1999, gồm 12 tập:
- Dien Bien Phu - The Legacy - Sự kế thừa, The Undeclared War - Cuộc chiến tranh không tuyên bố,
- Search and Destroy - Chiến lược Tìm& Diệt, Countdown to Tet - Đếm ngược thời gian tới Tết, The Tet Offensive - Cuối Tết Mậu Thân, War on the DMZ - Chiến tranh ở vùng phi quân sự, Peace With Honor - Hoà bình trong danh dự...
Phim phản ánh toàn bộ những sự kiện quan trọng nhất của cuộc chiến tại Việt Nam, trong đó thấy rõ sự dã man, tàn bạo của những kẻ xâm lược, đã định "đưa thủ đô Hà Nội - Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá" bằng cuộc tập kích trên không bằng B.52 chiến lược cuối tháng 12/1972, cũng như hình ảnh những ngày cuối cùng của chiến tranh vào 30/4/1975 tại Sài Gòn.
"VietNam- The 10.000 days war" - "Việt Nam cuộc chiến 10.000 ngày" của các nhà làm phim tài liệu Canada (phát sóng năm 1985) gồm 13 tập, có thuyết minh tiếng Việt. Đây là một biên niên sử bằng hình gần như tổng kết toàn bộ cuộc chiến tranh Việt Nam từ 1945 - 1975.
Bộ phim tư liệu truyền hình 3 tập mang tên "Unknown Images: The Vietnam War" - "Chiến Tranh Việt Nam: Những hình ảnh chưa được biết đến", do Đài Truyền hình A - 3, Pháp sản xuất và trình chiếu năm 1997. Trong phim là nhiều hình ảnh được "giải mật", thấy được những "xảo thuật" thông tin để đánh lừa cả nước Mỹ và công luận thế giới về cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam.
Một bộ phim khác của Mỹ về chiến tranh Việt Nam: "Sir! No Sir!" là câu chuyện của người lính cấp dưới bất tuân thượng lệnh, đã được giới thiệu ngày 17/4/2006 tại New York, với sự có mặt của Jane Fonda, David Cline, đạo diễn David Zeiger... Phim đưa ra nhiều tư liệu bị báo chí, truyền thông che giấu suốt nhiều năm. Phim có nhiều tài liệu về phong trào quân nhân tại ngũ Mỹ chống chiến tranh Việt Nam thời 1965-1975, cho người xem hiểu về tầm quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc của phong trào phản chiến của quân nhân Mỹ tại ngũ chống chiến tranh Việt Nam ngày xưa...
"Inside the Vietnam War", phim sản xuất năm 2008 của kênh truyền hình National Geographic, cho chúng ta một cách nhìn mới, sâu rộng hơn vào cuộc chiến tranh Việt Nam đến từng chi tiết về các chiến dịch hành quân, chiến lược quân sự, cảm xúc của các bên tham chiến.
Được xây dựng trên lời kể của các cựu chiến binh Mỹ kết hợp với một khối lượng đồ sộ các tư liệu do các phóng viên chiến trường ghi lại, trong đó có Tim Page, phóng viên chiến trường của hãng AP. "Inside the Vietnam War" vẽ lại bức tranh về sự sợ hãi, sự cảm nhận, ký ức hằn sâu vào tâm trí những người chiến đấu ở chiến trường Việt Nam..
Đặc biệt, năm 2014 phim tài liệu “Last Days in Vietnam” (Những ngày cuối cùng ở Việt Nam) của đạo diễn người Mỹ Rory Kennedy, một nhà làm phim tài liệu nổi tiếng tại Mỹ, là con gái của Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy và là cháu gái của cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy.
Phim về cuộc chiến tranh Việt Nam với những câu chuyện bên lề cuộc chiến, sử dụng nhiều tư liệu quý giá về Sài Gòn tháng 4/1975 để đưa vào phim cùng với những hồi ức có thật của một số người Mỹ và cả người Việt đã được tận mắt chứng kiến những ngày tháng lịch sử tại Việt Nam vào thời điểm này. Phim đã lọt vào đề cử tranh giài Oscar.
Trong khuôn khổ "Gặp gỡ điện ảnh," tối 23/2/2017, tại thành phố Choisy le Roi, ngoại ô Đông Nam của thủ đô Paris, lần đầu tiên công chiếu 2 phim về cuộc đàm phán đi đến Hiệp định Paris 27/1/1973:
"Cuộc chiến tranh Việt Nam: Trong tâm các cuộc đàm phán bí mật" của đạo diễn Daniel Roussel kể lại câu chuyện về các cuộc đàm phán bí mật giữa Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Cố vấn an ninh quốc gia, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Tổng cộng, 45 cuộc họp bí mật đã diễn ra tại các thành phố Choisy-le-Roi, Gif-sur-Yvette và Saint-Nom-la-Bretèche ở ngoại ô Paris.
Và phim "Thức lâu mới biết đêm dài" của đạo diễn người Pháp Daniel Roussel và nhà làm phim Yann de Sousa đã thể hiện sinh động cuộc đấu trí cam go, quyết liệt trên bàn đàm phán, về các yếu tố thuận lợi góp phần thúc đẩy cuộc đàm phán dẫn đến việc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Để ký được Hiệp định Paris, các bên đã trải qua 247 phiên họp công khai và bí mật, kéo dài từ ngày 15.3.1968 đến ngày 27.1.1973. Đây được coi là cuộc đàm phán ngoại giao dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Cảm hứng để làm phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam còn rất nhiều, không chỉ về phía những nhà làm phim Mỹ, Pháp, mà còn của các nhà làm phim Nga, Đức, và các quốc gia khác...
Cho dù có những quan điểm và cách nhìn khác nhau, nhưng những thước phim của họ khi công chiếu cho cả thế giới xem về sự thật cuộc chiến tranh Việt Nam, đã hướng về những thiện chí hàn gắn vết thương chiến tranh và khép lại một thời kỳ, mở sang trang mới. Đồng thời những phim tài liệu về chiến