Quá trình sản xuất ra hạt lúa ở Việt Nam trải qua rất nhiều thời đại, từ các nền văn hóa từ thời nguyên thủy cho đến hiện nay. Ở thời nguyên thủy, để sản xuất ra được hạt lúa, người dân đã phải trải qua rất nhiều thử thách và tranh đấu với thiên nhiên. Họ cố gắng để gây dựng lên một xã hội phát triển dựa trên óc sáng tạo, sự chịu đựng và kinh nghiệm mưu sinh mỗi ngày. Từ thời nguyên thủy, nghề nông đã chiếm giữ một vị trí quan trọng trong cuộc sống, nó giúp họ đạt được đời sống ổn định. Hệ thống quản lý trồng lúa cũng tiến bộ và ổn định hơn nhờ trí tuệ, lòng kiên nhân và sức phấn đấu của con người.
Ở hầu hết các nước châu Á, điển hình là Việt Nam, cây lúa hoang đã tồn tại ít nhất 18000 năm sau thời “kỷ băng hà”. Hơn 10000 – 8000 năm về trước, nền nông nghiệp sơ khai đã xuất hiện trong nền Văn hóa Hòa Bình – Đây cũng là cuộc Cách Mạng Xanh đầu tiên của nhân loại. Ngoài công việc săn bắt, hái lượm, cây lúa ban đầu được thêm vào bữa ăn, sau đó dần trở thành bữa chính. Cây lúa hoang được cư dân cổ thuần hóa từ tự nhiên, sau đó được đưa vào sản xuất có hệ thống,
Tiến trình tiến hóa của cây lúa được nhận biết rất dễ dàng qua hình dạng bên ngoài của nó; qua thời gian nó dần trở thành hình dạng của câu lúa cổ truyền của ngày nay. Sau đó, qua nhiều đợt tuyển chọn, lai tạo để trở thành cây lúa cải tiến và cuối cùng là hám phá ra gen lúa lùn để trở thành cây lúa của hiện tại:
thấp giàn, lá thẳng đứng, màu xanh đậm, phản ứng đạm cao, nhiều chồi, không đổ ngã, hạt ít rụng và năng suất cao.
Hiện nay, cây lúa có mặt ở khắp nơi, không chỉ vùng đồng bằng mà còn cả vùng cao, miền núi; dù nước mặn hay nước lợ, cho đến nước phèn, nước ngọt của những vùng ngập mặn hoặc khô ráo đều có thể trồng được cây lúa. Mỗi vùng miền, cây lúa sẽ được lựa chọn để thích nghi với môi trường, với chu kỳ cùng hình dáng.
Dưới đây chính là một trong số nhiều những hình ảnh điển hình cho một vụ mùa lúa – từ khi bắt đầu gieo trồng cho đến khi thu hoạch, giã xay thành hạt gạo của người dân từ những năm của thập niên 1920:
Hầu hết của những bức ảnh dưới đây được chụp ở một khu vực đồng bằng ở Chợ Lớn – Cầu An Hạ.
Sau khi hạt lúa giống được gieo xuống, người ta sẽ chờ một khoảng thời gian để lúa nảy mầm, ở một độ cao vừa phải, nông dân sẽ nhổ lên tiến hành cấy cho ngay hàng thẳng lối để những cây mạ non có thể hấp thụ đầy đủ nắng và chất dinh dưỡng.
Thời kỳ mạ dài hay ngắn vẫn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giống lúa, mùa vụ, phương pháp gieo trồng,….Gieo mạ ruộng (mạ dược) đối với các giống lúa cũ dàI ngày, thời kỳ mạ khoảng 40 – 45 ngày ở vụ mùa, 50 -60 ngày ở vụ đông xuân, các giống lúa ngắn ngày khoảng 25 – 30 ngày. Gieo mạ nền, mạ sân tuổi mạ 15 -18 ngày ở trà xuân muộn, gieo mạ khay (mạ Nhật bản) thời gian tuổi mạ chỉ 7 – 10 ngày tương ứng với 2,5 – 3 lá ở vụ mùa.
Từ lúc gieo đến khi ra được 3 lá thật tốc độ hình thành các lá đầu tương đối nhanh, rễ phôi cũng phát triển và hình thành vài lứa rễ đầu tiên nhưng số lượng rễ chưa nhiều vậy nên để cho cây mạ sinh trưởng thuận lợi sau khi gieo cần giữ ẩm cho ruộng mạ, tránh bị ngập hoặc hạn.
Thời kỳ này dinh dưỡng của cây mạ chủ yếu dựa vào chất dự trữ trong hạt nên chưa cần bón thúc. Cây mạ còn nhỏ, yếu, khả năng chống chịu kém. Vì vậy cần tạo điều kiện để cây mạ có khả năng chống chịu rét, sâu bệnh.
Từ khi cây mạ có 4 lá thật đến khi có 5 – 6 lá đối với giống trung ngày và 6 – 7 lá đối với giống dài ngày là có thể nhổ cấy. Thời kỳ này cây mạ sử dụng dinh dưỡng từ môi trường để sống, cần chú chăm sóc, bón thúc cho mạ phát triển. Chiều cao cây, kích thước cây mạ tăng mạnh, có thể ra được 4 – 5 lứa rễ, khả năng chống chịu cũng tăng lên.
Ở phía Bắc, những năm rét nhiều, mạ sinh trưởng chậm, tốc độ ra lá chậm nên thời kỳ mạ thường kéo dài. Ngược lại, năm ấm tốc độ ra lá nhanh, sớm đạt tuổi mạ cấy, cần có biện pháp hãm mạ để tránh mạ già, mạ ống.
Khi nhổ mạ non sẽ làm rễ con bị đứt một phần nên khi cấy lại bộ rễ sẽ phát triển mạnh hơn dẫn đến tăng cường hấp thụ nước và muối khoáng. Ngoài ra, lúa được cấy thẳng hàng tạo điều kiện cắt lúa dễ hơn.
Những người nông dân đang hì hụt mà nhổ mạ lên sau đó bó chúng thành bó, tự khắt sẽ có người
Người thanh niên đang gom những bó mạ lại để cho lên xe chở.
Xe chở mạ.
Cấy lúa là lấy cây mạ cắm (đặt) xuống ruộng đã được chuẩn bị sẵn sao cho gốc và rễ mạ được vùi vào trong đất bùn của ruộng để cây mạ đứng vững và bén rễ, hồi xanh, rồi sinh trưởng, phát triển cho đến khi thu hoạch
Sau khi bén rễ hồi xanh, qua quá trình sinh trưởng, phát triển, ruộng lúa đã ở giai đoạn bắt đầu trỗ
Có rất nhiều phương pháp để cấy lúa, điều này còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của người nông dân mà họ sẽ quyết định cấy theo dạng nào để đảm bảo cây lúa trong quá trình phát triển sẽ sinh trưởng tốt nhất.
Trong quá trình chờ lúa chín, người nông dân sẽ thường xuyên ra thăm nom ruộng, để đảm bảo không phát sinh bệnh, nấm,…trên cây lúa. Việc thăm ruộng cũng giúp người nông dân phát hiện sớm những vấn đề để có cách khắc phục sớm.
Tới mùa gặt…
Lúa chín sẽ được gặt cắt tận góc. Ở thời đó, chưa có máy gặt, máy đập như bây giờ nên mọi công đoạn đều được thực hiện một cách thủ công.
Có người sẽ lựa chọn đập lúa tại ruộng, sau đó mới mới mang về nhà…..
Cũng có người bó nó thành gành rồi mang tất cả về nhà hoặc đưa đến nhà máy đập.
Gánh lúa về trang trại
Những hạt lúa thành phẩm được tách riêng thành từng loại cho ra những thúng riêng biệt.
Khu chợ gạo ở Sài Gòn
Xếp các bao gạo trong cửa hàng (lưu ý lỗ thông hơi và cách các bao thẳng hàng).
Chapa và môi trường xung quanh. Đến thị trấn Meo nằm rất gần “Cascade”. Trước thùng cơm tự động.
Vận chuyển lúa đến nhà máy rượu ở Hải Dương.
Nhà máy xay Bình Tây trên bến Lê Quang Liêm, nay chính là đường Võ Văn Kiệt.
Nhà máy xay trên Bến Bình Đông. Bên trái là Bến Lê Quang Liêm, nay là đường Võ Văn Kiệt. Nhìn thầu cầu Chữ U.
Máy xay lúa 100 tấn. Quang cảnh máy bán cố định (lò xay thóc).
Những chiếc máy tách trấu với công suất 100 tấn/ngày trong một nhà máy xay.
Những chiếc cối xát trắng có tác dụng làm sạch hay còn gọi là làm trắng, đánh bóng hạt gạo để cho ra gạo thành phẩm.
Lối vào nhà máy dịch vụ. Từ trái qua phải: trạm cầu cân, xưởng tuyển chọn thóc, nhà máy xay xát 100 tấn.
Rê lúa – Cách loại trừ những hạt lúa lép. Nhờ vào sức gió, khi hạt lúa được thả từ trên cao xuống, những hạt lúa lép (nhẹ hoặc rỗng hạt) sẽ bị gió thổi mà bay ra ngoài. Còn những hạt lúa đầy và chắc sẽ rơi thẳng vào xửng.
Đây lại là lúc vo gạo để nấu cơm….
Những người trong khu nhượng quyền Nguyễn Hữu Cử đang chuẩn bị nấu cơm.
Chuẩn bị lúa trong trang trại. Vỏ trấu (trái) và trấu (phải).
Đãi lúa để ủ giống
Bán lẻ gạo ở chợ làng giấy thuộc khu chợ Bưởi – Đây là một trong những khu chợ cổ nhất Hà Nội.
Tuốt lúa thủ công….
Cách tách vỏ tấu ra khỏi hạt lúa của những người phụ nữ Méo.
Lai Châu, Phong Thổ – Xay lúa bằng nồi, vận hành bằng chân.
Tại trại tế bần (nơi tập trung người sống lang thang, ăn xin) ở phố Hàng Bột, Hà Nội. Gạo được đưa vào khu này hầu hết đều được những người mù giã nên.
Nhà tập trung người ăn xin là một cơ sở “để tách biệt những người ăn xin và những người chưa được xác nhận”. Ăn xin, trong Luật cũ và thậm chí trong Bộ luật Hình sự năm 1810, được coi là một hành vi phạm tội.
Cối xay lúa được trang bị trong bệnh viện Tâm thần ở Biên Hòa.
Cối giã gạo được lắp trong bệnh viện Tâm thần Biên Hòa.
Hầu hết thời đó, mỗi nhà đều trang bị cho mình một chiếc cối xay lúa vận hành bằng chân để tiện cho việc sử dụng.
Giã gạo bằng tay ở khu Phú Lâm – một vùng ngoại ô của Sài Gòn.
Giã gạo tại một làng người Thượng ở Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
Nấu rượu gạo